Điêu khắc đá
Huỳnh Bá Thơ
Địa chỉ: Số 112 Trường Sa (Lô 7-10 Trường Sa), P. Hòa Hải, Q. Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
HOTLINE 094 55 666 44
MENU Sản phẩm
Tra cứu theo cung mệnh
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
THEO DÕI FACEBOOK

Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và Đức Phật A Di Đà

Cách phân biệt Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và Đức Phật A Di Đà
Phật A Di Đà và Phật Thích Ca rất dễ bị nhiều người nhầm tưởng là một. Bởi khi nhắc tới hai vị Phật này, mọi người thường hay niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” hay “Nam Mô Bổn Ni Thích Ca Mâu Ni Phật”. Cách để phân biệt và không nhầm lẫn giữa hai Ngài?
 Phật Thích Ca Và Phật A Di Đà
Về tâm linh, nếu được hỏi có phải Phật Thích Ca và Phật A Di Đà là tên một vị Phật, rất nhiều người sẽ phân vân không biết câu trả lời như thế nào. Bởi bạn vẫn thấy mọi người niệm Nam Mô A Di Đà Phật hay Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, dễ nhầm tưởng đây là 1 vị Phật. Tuy nhiên, đây là 2 vị Phật tách biệt: Một vị Phật có thật trong lịch sử và một vị xuất hiện trong kinh Phật giáo.

 
 Cùng tìm hiểu về Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Là Ai?
Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Ngài được xác nhận là có thật trong lịch sử, chính là Hoàng Tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca, thuộc Ấn Độ ngày nay. Ngài sinh vào khoảng năm 624 TCN, là Thái tử con Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Gia.
Theo sách sử ghi lại, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Ngài từng sống trên trái đất này và đã sáng lập ra Phật Giáo. Theo thuật ngữ Phật giáo, cõi Ta Bà (đau khổ) chính là trái đất, nơi con người đang sinh sống. Ở cõi giới này, Đức Phật Thích Ca giáo hóa chúng sinh, nên người đời tôn xưng Đức Phật Thích Ca là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Ngài là vị Phật lịch sử chứ không phải là một vị Phật huyền thoại.
 
Tìm Hiểu Phật A Di Đà Là Ai?
Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Tên của Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Thọ, là thọ mệnh vô lượng và Vô Lượng Quang, ánh sáng vô lượng. Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Cực lạc (an vui) Tây phương. Trong cuộc đời hoằng Đạo của Đức Phật Thích Ca, rải rác trong các Kinh điển, Ngài đã giới thiệu cho tín đồ của mình về Đức Phật A Di Đà và cõi nước Đức Phật A Di Đà đang giáo hóa chúng sinh.
 
Đức Phật Thích Ca sau khi chứng Thánh quả, Ngài có khả năng vận dụng trí tuệ, thần thông thấy biết sự vận hành của tất cả sự vật, hiện tượng, nhân sinh trong vũ trụ một cách chuẩn xác. Nhờ khả năng đặc biệt này nên Ngài thấy rõ quá trình tu hành của Đức Phật A Di Đà qua nhiều kiếp. Thấy rõ môi trường sống và đời sống sinh hoạt của chúng sanh ở Tây Phương Cực Lạc do Đức Phật làm giáo chủ. Như vậy, Phật A Di Đà là vị Phật được Đức Phật Thích Ca giới thiệu cho chúng ta.
Theo lời dạy của Phật Thích Ca, con người nếu muốn sau khi chết được tái sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc thì trong quá trình sống, làm việc luôn hướng về điều thiện, làm điều thiện, siêng năng niệm Thánh hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật, thì khi chết chúng ta sẽ đước tái sinh về cõi Tây Phương Cưc Lạc này. Sau khi tái sinh đến cõi này, chúng ta tiếp tục cùng mọi người tu hành theo sự hướng dẫn của Phật A Di Đà cho đến khi chứng đắc Thánh quả giải thoát.
Sự Khác Nhau Về Hình Dáng, Đặc Trưng Của Phật A Di Đà Và Phật Thích Ca
 Phật Thích Ca
 
Phật Thích Ca thường trong các chùa Phật giáo Bắc Tông (Đại Thừa) đều thờ Ngài ở chính giữa chính điện. Nên gọi Ngài là đấng Trung Tôn, vì Ngài là vị Giáo chủ cõi Ta bà này. Hình tượng Ngài không nhất thiết phải giống người Ấn Độ, vì theo quan niệm Phật giáo Bắc tông, nhất là Thiền tông cho rằng, mỗi người đều có ông Phật (Phật Tính) nên người nước nào tạc tượng giống người nước đó. Từ nét mặt cho đến hình tướng. Nên hình tượng thờ trong các chùa không nhất thiết phải giống nhau. Đó là xét trên đại thể, còn các chi tiết tương đối giống nhau.
* Hình Dáng Đặc Trưng:
– Tóc Phật Thích Ca có thể búi tó hoặc có các cụm xoắn ốc.
– Phật Thích Ca mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu, nếu có hở ngực thì trước ngực có chữ “Vạn”.
– Phật có thể ngồi trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư.
* Tư Thế Tay:
– Tay tượng Phật Thích Ca có thể xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền, ấn chuyển pháp luân hoặc ấn kim cương hiệp chưởng…
– Phật cũng có thể cầm một chiếc bát màu đen hoặc xanh đen, dấu hiệu cho giáo chủ.
* Các Nhân Vật Đi Kèm:
Phật Thích Ca Mầu Ni có thể được minh họa cùng hai vị: Đức Vân Thù Bồ Tát đứng trên toà sen, hoặc ngồi trên con sư tử xanh ở bên phải và Đức Phổ Hiền Bồ Tát đứng trên toà sen, hoặc ngồi trên con voi trắng.
 
Đức Phật A Di Đà
 
Đức Phật A Di Đà
* Hình Dáng Đặc Trưng:
– Phật A Di Đà trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, khoác trên người áo cà sa màu đỏ (tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây).
* Tư Thế Tay:
– Phật A Di Đà có thể trong tư thế đứng, tay làm ấn giáo hóa – tức là tay mặt đưa ngang vai, chỉ lên, tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước; trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau làm thành vòng tròn.
– Phật A Di Đà cũng có thể ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn thiền (tay để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau). Trên tay Phật có thể giữ một cái bát, là dấu hiệu cho giáo chủ.
* Các vị Phật  đi kèm:
Phật A Di Đà thường được minh họa cùng hai vị Bồ Tát là Quán Thế Âm (bên trái, cầm cành dương và bình nước cam lộ) và Đại Thế Chí (bên phải, cầm bông sen xanh).

 
2
0
Giao hàng nhanh chóng
Giao hàng nhanh chóng
Linh Hoạt Với Phương Thức 
Giao Hàng Tận Tay của cơ sở
Điêu Khắc Huỳnh Bá Thơ
Chất lượng đảm bảo
Chất lượng đảm bảo
Cơ sở Điêu Khắc Huỳnh 
Bá Thơ Cam Kết Đúng Chất
Lượng Đá Mỹ Nghệ
Hỗ trợ khách hàng
Hỗ trợ khách hàng
Bộ Phận Hỗ Trợ Khách 
Hàng 24/7
Hotline: 09455 666 44
Niềm tin khách hàng
Niềm tin khách hàng
Chúng Tôi Đồng Hành Cùng Bạn Tạo Ra Sản Phẩm Tốt Nhất